5 KPI cần theo dõi khi làm Social Media Marketing

Cập nhật lúc: 01-01-1970 16453

 

Trong thế giới Social Media Marketing có hàng trăm số liệu bạn cần theo dõi mỗi ngày nếu có đủ thời gian và ngữ cảnh để hiểu hết chúng. Nhưng rõ ràng đây là nhiệm vụ bất khả thi và thay vì bị vùi ngập trong đống dữ liệu đó ta chỉ cần chọn ra một vài KPI chính để theo dõi liên tục. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 5 KPI trong social media mà bạn nên chú ý đến và theo dõi chúng để doanh nghiệp có một hoạt động hiệu quả hơn trên social.

1. Engagement – Engagement (tương tác) là một trong những KPI quan trọng nhất cần theo dõi trong social. Có conversion nào xảy ra khi thương hiệu phát ra thông điệp? Các fan có thích và bình luận trên trang Facebook Page? Người dùng có retweet các mẩu tweet, pin các hình ảnh? Có nhiều cách khác nhau để theo dõi tương tác tùy vào nền tảng mạng xã hội bạn tham gia nhưng quan trọng vẫn là đảm bảo người dùng thấy được thông điệp và tương tác với thương hiệu.

Nếu bạn chú ý thấy có những thông điệp không hiệu quả, đừng vội nản mà hãy thử thay đổi thông điệp khác và theo dõi phản hồi, feedback nhận về như thế nào. Quan sát đối thủ cũng là một phần trong công tác, xem họ đang làm gì và làm như thế nào với social media, họ có nhận được lượng tương tác tích cực. Nếu có, vậy hãy xem có gì khác giữa nội dung của bạn so với đối thủ. Bạn cũng dành thời gian để đánh giá phạm vi tiếp cận đối tượng của đối thủ như thế nào và chia sẻ những nội dung tạo sự khác biệt, độc đáo, có thể mang lại tương tác nhiều nhất cho bạn.

Tip: ở đâu cũng cần tiếng cười vì thế hãy tạo sự hài hước, vui vẻ trong những thông điệp bạn phát ra. Bài post không nhất thiết phải luôn là mới nhất nhưng có thể là một mẩu chuyện cười (nếu thấy người dùng phản hồi tích cực với chúng) hoặc các biến thể khác nhau của nội dung để khuyến khích mọi người tương tác.

2. Reach (Độ tiếp cận) – Có bao nhiêu đối tượng xem thấy nội dung của bạn trên những nền tảng mạng xã hội bạn tham gia? Họ tăng hay giảm về kích thước và với tốc độ thế nào? Đây là những câu hỏi quan trọng cần xem xét khi theo dõi tổng số người bạn tiếp cận đến được trên social. Hãy nghĩ họ như là đối tượng tiềm năng có khả năng sẽ thấy nội dung của bạn.

[Facebook Insights]

Reach tự thân không nói lên hết ý nghĩa nhưng có thể kết hợp với những số liệu khác để tính ra những số liệu cụ thể cần theo dõi. Ví dụ như, nếu ta muốn tìm xem có bao nhiêu phần trăm số người tương tác với Page trong tuần so với tổng số “like” (giả sử có 609.750 likes), ta có thể sử dụng công thức sau:

Tỉ lệ tổng tương tác hàng tuần = 609.750/ 12.449.380 hoặc tương đương với 4.898%.

Vấn đề là bạn có thể sử dụng tổng lượng reach với nhiều số liệu quan trọng khác nhau cho bạn và cho doanh nghiệp đơn giản chỉ bằng cách thay đổi công thức cho phù hợp số liệu cần đo. Hãy thử với số liệu của riêng bạn.

3. Referral Traffic – Khi bạn làm social media thì có fan tương tác là một điều tốt nhưng mục tiêu thực sự lí tưởng nên là tạo ra được traffic ổn định và lượng khách truy cập trở lại cho website. Google hỗ trợ cho bạn công cụ Google Analytics rất hữu dụng cho theo dõi và phân tích lượng referral traffic này, hay bạn cũng tìm thấy một vài công cụ khác trên Internet.

Với Google Analytics, để xem thông tin này, bạn vào Traffic Source > Souces > Referrals. Trong đây bạn thấy các nguồn referral, thời gian tương ứng ở lại trên website và tỉ lệ bounce rate cho từng nguồn. Nếu có nguồn nào tạo ra nhiều khách truy cập nhưng họ không ở lâu trên website và làm tăng bounce rate thì đây có thể không là nguồn thích hợp cho nội dung cụ thể đó của bạn.

Đào sâu hơn vào dữ liệu này, bạn có thể click vào nguồn nội dung cần xem để xem nội dung cụ thể nào đang hút traffic hoặc chọn primary dimension thành landing page để xem nguồn bên ngoài nào đang mang lại traffic cho nội dung đó. Điều này quan trọng cho bạn khi có nhiều bài viết blog và muốn theo dõi loạt bài nào tạo ra nhiều traffic từ Facebook, loạt nội dung nào tạo ra nhiều traffic từ Google+ để có dữ liệu cho target vào các phân khúc được chính xác hơn.

4. Share of voice – Share of voice (SOV) về cơ bản là phép đo mức độ nhiều hay ít những đề cập đến bạn khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Nếu đối thủ cạnh tranh của bạn đang được đề cập đến nhiều hơn bình thường, SOV sẽ thông báo cho bạn biết. Một cách tăng cường SOV là tham gia vào tất cả các cuộc hội thoại có liên quan đến thương hiệu của bạn bất kể nơi chúng xảy ra, nhưng quan trọng hơn hết là đảm bảo ở đâu có khách hàng quan trọng của bạn – key customer – thì ở đó có bạn. Để xác định SOV bạn có thể dùng công cụ miễn phí như Social Mention hoặc nếu có ngân sách thì có thể thử qua Radian6.

5. Influence – Influence (Tầm ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng) là một thước đo quan trọng cần theo dõi bởi những người nói về thương hiệu của bạn có lượng follower lớn, dù có hay không gây ảnh hưởng đến những người khác, kích thích họ thực hiện một hành động nào đó, đều rất quan trọng. Influence cũng là một cách cho phép bạn xem nhanh tình hình thương hiệu của bạn trên social media như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh.

Trên đây là 5 KPI thiết nghĩ là quan trọng với hầu hết mọi doanh nghiệp và bạn cần đầu tư thời gian theo dõi chúng liên tục khi hoạt động trên social media. Dữ liệu đã sẵn có, công cụ trợ giúp đã sẵn đó, quan trọng là bạn đã sẵn sàng làm gì với chúng và dùng chúng để tăng hiệu quả công việc như thế nào hoặc bạn cũng có thể lựa chọn đứng nhìn các đối thủ lần lượt vượt qua mặt.

 

Lược dịch từ Social Media Today


Các tin tức khác

Hotline Quảng cáo

icon hỗ trợ
Hotline/Zalo/Viber
0937231258
icon hỗ trợ
Hotline 2
0931027169