Quy định về bài viết PR đăng báo online năm 2023
Quy định về bài viết PR đăng báo online năm 2023
1. ĐỊNH NGHĨA
- Bài quảng cáo, PR là bài giới thiệu về một thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm của doanh
nghiệp cụ thể, do khách hàng viết và cung cấp cho báo Tuổi Trẻ.
- Khách hàng chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung thông tin.
- Ban biên tập các báo có nhiệm vụ kiểm duyệt và biên tập cho đúng quy định pháp luật và phù hợp với quy cách của báo.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
- Áp dụng cho bài quảng cáo, PR đăng trên tất cả các báo điện tử (online)
3. TIÊU CHÍ NỘI DUNG
3.1 Yêu cầu chung
- Nội dung bài viết tuân thủ theo quy định của pháp luật, đặc biệt là các qui định trong Luật quảng cáo năm 2012.
- Bài viết, hình ảnh, video, đồ họa… bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, cung cấp thông tin liên quan trực tiếp đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp; Ưu tiên cung cấp các kiến thức tổng quát, hữu ích cho bạn đọc.
- Mọi quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị đăng ký quảng cáo; quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Đối với các số liệu, báo cáo nghiên cứu, kết luận chuyên ngành: cần cung cấp các chứng nhận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc cơ quan chuyên môn. Các dữ liệu phân tích, tổng kết tài chính phải ghi cụ thể số liệu này do ai phân tích. Khi biên tập, sẽ viết lại theo hướng số liệu này từ nguồn nào có được, tránh sự ngộ nhận do báo tự đưa ra.
- Không quảng cáo, giới thiệu về cá nhân mà không gắn với một hoạt động, chương trình, sản phẩm cụ thể.
- Không nhắc thương hiệu 5 lần trong trong một bài viết.
3.2. Các trường hợp cần lưu ý đặc biệt
- Thuốc: Phải là thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn; Không thuộc trường hợp hạn chế sử dụng hoặc sử dụng dưới sự giám sát của thầy thuốc theo khuyến cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; có giấy đăng ký lưu hành thuốc còn thời hạn hiệu lực tại Việt Nam và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt (Tham khảo Danh mục thuốc không kê đơn).
- Mỹ phẩm: Phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế;
- Các dự án bất động sản:
- Dự án đất nền: Cần chứng nhận về quyền sử dụng đất, phê duyệt dự án; chứng nhận nghiệm thu hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án; chứng chứng minh hoàn thành thành nghĩa vụ tài chính.
- Dự án nhà ở: Có chứng nhận quyền sử dụng đất; Có quyết định/chứng nhận đầu tư dự án/quyết định giao đất; phê duyệt qui hoạch; chứng nhận nghiệm thu hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án; hoàn thành nghĩa vụ tài chính; giấy phép xây dựng.
- Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế: Phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp;
- Sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc danh mục cấm phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước; đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm và giấy phép lưu hành;
- Thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn;
- Thực phẩm chức năng cần phải có nội dung về tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm, tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; cần lưu ý về tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có); phải có khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh".
- Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh: Phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật;
- Trang thiết bị y tế: Phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu;
- Thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;
- Thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm;
- Phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.
3.3. Các hàng hóa, dịch vụ và hành vi bị cấm
- Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Thuốc lá.
- Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
- Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
- Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
- Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
- Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
- Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
- Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
- Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
- Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
- Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh như so sánh với đối thủ, nói xấu đối thủ…
- Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, chẳng hạn như sử dụng sáng chế, kiểu dáng, thiết kế, hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác mà không được phép…
- Sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế; dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh để quảng cáo thực phẩm
- Làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
- Nội dung gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
- Nội dung làm ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại
- Nội dung làm ảnh hưởng đến chủ quyền biên giới, chủ quyền biển đảo.
- Nội dung xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
- Nội dung ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
- Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
- Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.